Những điều cần biết khi mua Dell Gaming G15 5520?
Ưu điểm
-
Dell Gaming G15 5520 sở hữu thiết kế gaming, hầm hố - tựa như chiến hạm.
-
Máy hỗ trợ tùy chọn màn hình 240Hz vô cùng mượt mà.
-
Hiệu năng nâng tầm nhờ tổ hợp phần cứng hàng đầu là chip Intel Gen 12th và card RTX 3000 Series.
-
Thao tác phím ấn tượng, độ chắc chắn cao.
Nhược điểm
-
Trọng lượng của máy khá lớn, gây nhiều khó khăn cho việc mang vác hay di chuyển.
Review Dell Gaming G15 5520: Giao diện mạnh mẽ, chi tiết nổi bật
Dell Gaming G15 5520 không có quá nhiều sự thay đổi về ngoại hình so với phiên bản tiền nhiệm trước đó. Ở máy vẫn mang những nét mạnh mẽ, góc cạnh - “đậm chất chiến hạm”. Để tạo thêm điểm nhấn, hãng đã rất khéo léo khi làm với những họa tiết đường vân đẹp mắt ở mặt lưng. Chính giữa đó là phần logo Dell được khắc tinh tế. Do là mẫu sản phẩm được định vị trong phân khúc phổ thông nên máy chỉ được hoàn thiện từ chất liệu nhựa. Nói là vậy nhưng không đồng nghĩa với việc chất lượng hoàn thiện trên máy là “rẻ tiền”. Độ chắc chắn và cứng cáp là điều người dùng có thể dễ dàng cảm nhận ngay từ lần đầu tiên trải nghiệm.
Cũng giống như bao mẫu laptop gaming khác, thông số vật lý luôn được coi là nhược điểm “chí mạng”. Theo đó, trọng lượng của máy là 2.6kg và kích thước lần lượt 357.26mm x 272.11mm x 25.33mm. Thật sự, đây sẽ là một rào cản không hề nhỏ nếu bạn là người dùng thường xuyên phải mang vác máy ra ngoài hay đến những môi trường công cộng. Nhưng bù lại, điểm giúp chiếc laptop gaming này “cứu vãn lại cuộc chơi” là ở việc Dell đã sử dụng đường ống đồng thông qua 4 lỗ thoát khí lớn. Điều này không chỉ giữ cho nhiệt độ của máy luôn hoạt động ở mức ổn định, mà còn cải thiện hiệu suất khi chạy những công việc nặng đô.
Khung hình mượt mà, hình ảnh ấn tượng
Hãng đã mang mang đến cho người dùng ba tùy chọn màn hình vô cùng đáng tiền bao gồm:
-
15.6 inch, Full HD, tần số quét 120Hz, độ sáng 250 nits, 45% NTSC, mật độ điểm ảnh 141 PPI, Anti Glare.
-
15.6 inch, Full HD, tần số quét 165Hz, độ sáng 300 nits, 100% sRGB, mật độ điểm ảnh 141 PPI, Anti Glare.
-
Màn hình 15.6 inch, QHD, tần số quét 240Hz, độ sáng 400 nits, 99% DCI-P3, mật độ điểm ảnh 141 PPI, Anti Glare.
Ngoài ra, Dell Gaming G15 5520 còn được trang bị công nghệ hiển thị WVA với góc nhìn rộng lên đến 178 độ. Điều này giúp mang lại chất lượng hiển thị hình ảnh tốt mà không gây tình trạng đau, mỏi mắt hay lóa mắt trong quá trình sử dụng cho dù người dùng làm việc ở trong nhiều môi trường ánh sáng khác nhau.
Một trong những điểm nổi trội của máy phải kể đến tần số quét màn hình cao - yếu tố trải nghiệm “sống còn” đối với nhiều game thủ eSport chuyên nghiệp. Ở option cao nhất, việc máy được tích hợp tần số quét lên đến 240Hz sẽ được coi là “trợ thủ đắc lực” khi chơi các tựa game đòi hỏi tốc độ như đua xe hoặc bắn súng MMO:FPS.
Phím bấm mượt mà, thao tác ấn tượng
Trong quá trình trải nghiệm trực tiếp, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy chất lượng hoàn thiện bàn phím và touchpad trên chiếc laptop Dell Gaming G15 5520 2022 này là không có gì phải phàn nàn cả. Máy có hành trình phím đủ sâu, chắc chắn và cứng cáp. Trải nghiệm gõ tốt và ít tạo ra tiếng ồn khi thao tác gõ nhanh. Bên cạnh đó, layout phím cũng được bố trí tương đối hợp lý, các ký tự được in rõ ràng và sắc nét, để tạo thêm điểm nhấn. Để decor đẹp hơn cho góc setup của người dùng hãng đã không quên trang bị cho máy hệ thống đèn LED RGB vô cùng ấn tượng.
Tiếp đến, phần touchpad trên Dell Gaming G15 5520 có kích thước lớn, được phủ kính, mang lại trải nghiệm di chuột mượt mà, độ nhạy rất tốt và độ chính xác khi thao tác cao. Nhìn chung trải nghiệm touchpad trên chiếc laptop gaming vẫn là cực kỳ tốt ở tất cả mọi mặt - thứ mà nhiều mẫu laptop gaming khác còn hạn chế.
Hiệu năng toàn diện, sức mạnh toàn năng
Có lẽ không “ngoa” khi nói bộ đôi chip Intel Gen 12th và card đồ họa NVIDIA GeForce RTX 3000 Series được trang bị trên chiếc laptop Dell Gaming G15 5520 2022 hoàn toàn đủ sức mạnh để “cân” tốt các tựa game hàng đầu hiện nay, cũng như làm các tác vụ đồ họa chuyên nghiệp một cách mượt mà nhất. Chúng ta sẽ có hai phiên bản tùy chọn là Intel Core i5 12500H và Core i7 12700H. Phiên bản Intel Core i7 12700H (14 nhân/20 luồng), được tích hợp sẵn 16GB RAM DDR4 bus 3200MHz và 1TB SSD. Đây đều là những tố hợp phần cứng chuẩn mực hàng đầu ở thời điểm hiện nay cho phép người dùng có thể thỏa sức đa nhiệm cũng như thoải mái lưu trữ các tựa game yêu thích mà không lo thiếu dung lượng.
Đặc biệt hơn, máy còn được hãng khá ưu ái khi trang bị cho đa dạng các tùy chọn card đồ họa rời bao gồm: NVIDIA GeForce RTX 3050, RTX 3050Ti, RTX 3060 hay RTX 3070Ti. Dĩ nhiên với mức cấu hình này không khó để chiếc Dell Gaming G15 5520 có thể “xử đẹp” các tựa game đình đám hiện nay như CS:GO, Dota 2, FIFA Online 4,... hay render các video, phần mềm quay dựng chuyên nghiệp,...
Qua bài test Cinebench 20 điểm số đa nhân của máy đạt 6714 ấn tượng hơn nhiều với con số 5723 hay 5575 mà chúng tôi test được trên chiếc Asus Nitro 5 2022 và Lenovo Legion 5 AMD 2022. Ở bài 3DMark: Fire Strike (Graphics) benchmark chiếc card RTX 3050Ti của máy cho ra 1509 điểm. Nhìn chung là vẫn tương đối cân bằng so với điểm số trên Dell G5 5511 và Asus TUF Dash F15 (cùng sử dụng card RTX 3050Ti).
Còn đối với bài test gaming, mức FPS của máy cho ra cũng là tương đối ấn tượng khi chiếc các con game AAA đỉnh cao. Cụ thể, khi chơi tựa game Shadow of the Tomb Raider mức FPS của máy cho ra là 138 - 84 - 80 lần lượt ở các mức setting Low - Med - High. Đối với tựa game nặng đô hơn một chút như Tom Clancy’s Ghost Recon mức FPS của máy lần lượt là 90 - 82 - 71.
Hệ thống tản nhiệt dừng lại ở mức ổn
Hệ thống tản nhiệt của Dell Gaming G15 5520 được làm lớn với đường ống đồng thông qua 4 lỗ thoát khí lớn. Đây là một trong những yếu tố quan trong giúp mang lại hiệu suất hoạt động được tốt hơn. Đặc biệt là khi máy phải “gánh vác” một sức mạnh khủng đến từ tổ hợp cấu hình của máy. Tuy nhiên, để chinh chiến ở những con game AAA đỉnh cao hay làm đồ họa chuyên sâu thì hệ thống tản nhiệt của máy tỏ ra khá nóng.
Các cổng kết nối trên Dell Gaming G15 5520
Đánh giá Dell G15 5520 được trang bị các cổng kết nối bao gồm: hai cổng USB 3.2 Gen 1, cổng HDMI 2.1, cổng LAN RJ45, jack cắm 3.5mm. Nếu ở tùy chọn cấu hình RTX 3050/3050Ti sẽ được tích hợp thêm cổng USB Type-C, còn tùy chọn cấu hình RTX 3060 sẽ được tích hợp Thunderbolt 4/USB Type-C. Nhìn chung, đây là số lượng cổng kết nối đủ để đáp ứng tốt cho nhu cầu học tập, làm việc hay chơi game của người dùng.
Thời lượng sử dụng pin
Nếu phải tìm ra điểm trừ trên chiếc laptop này thì thời lượng pin của máy sẽ là một yếu tố có đôi phần hạn chế. Theo nhà sản xuất cho biết, Dell Gaming G15 5520 được trang bị viên pin 3 cell với dung lượng pin 56Whr. Thời lượng pin thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào cách sử dụng của người dùng và cấu hình của máy. Bởi lẽ, GPU và màn hình cao cấp hơn với tốc độ làm mới nhanh hơn hoặc độ phân giải cao hơn sẽ tiêu thụ nhiều năng lượng hơn. Chính vì vậy, cho dù là làm các công việc văn phòng nhẹ nhàng hay chiến mọi tựa game nặng thì người dùng nên sẽ phải cắm sạc liên tục để đảm bảo không bị gián đoạn công việc trong một ngày làm việc.
Ai là người phù hợp với Dell Gaming G15 5520?
Dù không có nhiều bước đột phá về ngoại hình so với phiên bản tiền nhiệm. Nhưng những nâng cấp về mặt hiệu năng của máy mới là thứ rất đáng để chúng ta nói tới. Hãng đã mang đến cho người dùng một cỗ máy gaming với sức mạnh hiệu năng vô cùng đáng nể tới từ con chip Intel Gen 12th và card đồ họa RTX 3000 Series. Đi kèm với đó còn là những cải tiến đáng kể về hệ thống tản nhiệt. Bởi vậy, đây sẽ được coi là lựa chọn hoàn hảo cho các game thủ hay những người dùng sáng tạo, designer,...